Trong làn sóng thu hút vốn FDI, Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự nở rộ của hàng loạt các dự án công nghiệp trọng điểm. Các thương vụ M&A vẫn diễn ra liên tục và sự cải thiện về nguồn cung không ngừng tăng lên.
Đáp lại những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc vừa phòng chống dịch Covid – 19 vừa duy trì sản xuất, nhu cầu phát triển công nghiệp vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. 9,9% là kết quả tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm ngoái chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm. Theo nhận định của trưởng Bộ phận BĐS công nghiệp, kết quả này chính là nhờ phần lớn sự đầu tư mạnh mẽ của các nguồn FDI, đến từ các quốc gia phát triển và các vùng lân cận. Báo cáo cho thấy công nghiệp chế tạo là lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất, ghi nhận 6,1 tỉ USD, chiếm 43% tổng vốn với 215 dự án. 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang là nơi có số lượng đầu tư vượt trội nhất toàn nước.
Xem thêm: Endless Skyline West Lake là khu căn hộ cao cấp trung tâm quận Tây Hồ, đang được giới chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao.Các thương vụ mua bán và sáp nhập đã mang đến nguồn lợi không nhỏ cho bất động sản công nghiệp nước ta. Hàng loạt các hoạt động M&A diễn ra liên tục trong 6 tháng đầu năm, điển hình là thương vụ Boustead Projects mua lại 49% cor phần trong Công ty CP Phát triển Công nghiệp KTG Bắc Ninh Yên Phong với giá 6,9 triệu USD.
Ngoài ra, nền tảng BĐS hậu cần lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Công ty CP Phát triển Công nghiệp BW cũng vừa thành công hợp tác thành lập liên doanh. Trong đó, mục tiêu chính mà 2 công ty hướng đến là sở hữu và cùng phát triển 240.000m2 tại KCN Mỹ Phước 4 gần TP.HCM. Việc hợp tác này đã đánh dấu sự gia nhập của ESR Cayman Limited vào thị trường Việt Nam, mở rộng thêm phạm vi hoạt động của doanh nghiệp này tại khu vực Đông Nam Á.
Chỉ riêng trong quý 1/2021, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra rằng cả nước có gần 400 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 115,200ha. Trong đó, hầu hết các khu công nghiệp mới mở đều nằm ngoài các khu kinh tế, số ít còn lại nằm trong vùng kinh tế ven biển và kinh tế cửa khẩu. Không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, sự nở rộ của bất động sản công nghiệp còn mang đến khoảng 3,6 triệu việc làm mới cho đối tượng lao động nước ta.
Các tỉnh phía Nam vẫn đang tiếp hành xúc tiến đầu tư. Trong đó, tỉnh Đồng Nai đã công bố kế hoạch xây dựng 3 KCN mới với tổng diện tích 6.475ha, bao gồm KCN Long Đức 3, KCN Bàu Cạn – Tân Hiệp, KCN Xuân Quế – Sông Nhạn. Tất cả sẽ được quy hoạch phát triển hướng đến đạt chuẩn công nghệ cao, tầm nhìn năm 2030.
Đối với riêng tỉnh Long An, dự án KCN trị giá 59 triệu USD sẽ là trọng tâm chính tại đây. Bên cạnh đó, các KCN vệ tinh cũng đã có chủ trương phê duyệt. Dự án được trực tiếp đầu tư bởi Công ty TNHH Hải Sơn, có địa chỉ tại xã Hữu Thạnh, huyện Đức Hòa, Long An. Dự án có quy mô sử dụng đất trên 119 ha, với tổng vốn đầu tư là 1.355 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp quyết định cho phép đầu tư.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An, Long An dự kiến sẽ có thêm khoảng 1.500 ha diện tích đất giải phóng mặt bằng tại các KCN để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2023. Trong đó, các ngành sản xuất thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhất là dệt may và hàng may mặc, giày dép, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, chế biến thực phẩm, đồ uống và sản xuất.
Vân Trang
Theo chungcurosetown.vn